
Vải Cotton Là Gì? Đặc Điểm, Ứng Dụng Và Cách Bảo Quản Vải Cotton
admin@gildasleme.com
Th 4 19/03/2025
24 phút đọc
Nội dung bài viết
Vải Bông hay còn gọi là Vải Cotton, là một trong những loại vải phổ biến và được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống, tuy nhiên nổi bật nhất phải nói đến thời trang. Vậy vải Cotton là gì, có những đặc điểm nào nổi bật, ứng dụng ra sao và thế nào là bảo quản đúng cách? Hãy cùng Gildas Lemé tìm hiểu tất cả thông tin về chất vải này qua bài viết dưới đây!
1. Vải Cotton là gì?
1.1. Định nghĩa và nguồn gốc.
Vải Cotton là gì?
Vải Cotton hay còn gọi là vải sợi bông được dệt từ sợi bông tự nhiên của cây bông, Cây bông thì đã được con người trồng trọt và sử dụng làm vải từ hơn 7.000 năm trước, với những dấu vết đầu tiên ở Ấn Độ, Trung Quốc và Ai Cập.
Hiện nay Cotton vẫn được xem là mộ trong những sợi vải quan trọng nhất trong ngành dệt may toàn cầu, với sản lượng lớn hàng năm lên đến triệu tấn Các quốc gia sản xuất nhiều bông nhất như Ấn Độ, Trung Quốc, Hoa Kỳ và Brazil
1.2. Quy trình sản xuất vải.
Quy trình sản xuất sợi bông
Nguồn gốc của chất vải Cotton được làm từ sợi bông tự nhiên vì thế cũng cần có quy trình sản xuất có nhiều công đoạn tạo ra thành phẩm:
- Bước 1: Thu Hoạch Bông: Sợi bông thường được thu hoạch vào khoảng tháng 11 – 12 hàng năm và diễn ra trong 3 giai đoạn để đảm bảo chất lượng của sợi là tốt nhất. Đầu tiên, khi cây bông đã bắt đầu nở được khoảng 5 – 6 quả, người ta bắt đầu tiến hành thu hoạch lần đầu. Sau đó khoảng 10 -15 ngày sẽ là lần thu hoạch thứ hai. từ khoảng ngày 25 - 30 toàn bộ lượng bông còn lại trên cây sẽ được hái hết vào lần cuối cùng này.
- Bước 2: Xử Lý Sợi Bông : Sau khi đã được thu hoạch và phơi khô, thì các nhà máy sẽ tiến hành thu mua và vận chuyển về để thực hiện quá trình tách xơ. Công đoạn này sẽ được xử lý khép kín nhằm đảm bảo chất lượng sợi và không làm ảnh hưởng đến các sợi còn lại. Sau khi quá trình tách xơ và xé xơ bông hoàn tất, nguyên liệu sẽ được đưa vào lò nấu. Với mục đích là loại bỏ các tạp chất như nitơ và pectin và các sắc tố tự nhiên khác bám trên sợi bông, giúp nâng cao độ tinh khiết và của nguyên liệu.
- Bước 3: Hoàn toàn kéo sợi từ bông: Sau khi tinh chiết và đã loại bỏ các tạp chất từ bước 2, phần dung dịch thu được sẽ là phần nguyên liệu chính của chất vải Cotton trong dệt may. Dung dịch này sẽ được đưa vào khuôn kéo sợi và ép qua các lỗ nhỏ để tạo thành sợi Cotton có kích thước và độ dài tiêu chuẩn.
- Bước 4: Dệt thành vải: Khi các sợi Cotton đã được tạo thành, quá trình đệt sẽ được tiến hành với hai kiểu dệt chính là sợi ngang và sợi dọc đan xen với nha. Trong quá trình dệt, một mặt vải sẽ được ưu tiên xử lý tạo độ bóng và hoa văn theo thiết kế. Sau khi hoàn tất công đoạn dệt, vải sẽ được xử lý qua chất tẩy trắng nhằm loại bỏ các tạp chất hoặc các yéu tố khác còn sót lại. Bước này giúp tạo ra tấm vải Cotton trắng tinh và sẵn sàng cho bước nhuộm màu tiếp theo.
- Bước 5: Nhuộm màu và hoàn thiện: Sau khi đã dệt và xử lý tạp chất thì thành phẩm sẽ cho ra được tấm vải Cotton trắng tinh, và ở công đoạn này vải sẽ được nhuộm màu và tạo hoa văn theo thiết kế. Chất nhuộm sẽ được pha trộn với nhiều gam màu khác nhau nhằm tạo ra những tấm vải có độ bền cao, màu tươi sáng và hoạ tiết sắc nét để đáp ứng được yêu cầu thẩm mỹ và chất lượng.
2. Đặc điểm của chất liệu vải bông tự nhiên.
Vải Cotton có nguồn gốc xuất xứ từ chất vải tự nhiên và có nhiều đặc điểm nổi bật điều đó giúp nó trở thành loại vải được yêu thích nhất trong ngành may mặc.
2.1. Ưu điểm của loại vải này.
Ưu điểm của vải sợi bông
- Thân thiện với môi trường: Vải Cotton được dệt từ cây bông thiên nhiên, vì thế mà chất vải Cotton có khả năng tự phân huỷ, góp phần giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường. Đây cũng là nguồn tài nguyên tái tạo, đặc biệt là Cotton hữu cơ ( organic cotton ), được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng vì không sử dụng hóa chất trong quá trình sản xuất, và nó rất an toàn cho sức khỏe.
- Độ bền cao, chịu được giặt giũ thường xuyên: Cotton là một trong những loại vải có độ bền cao và có thể chịu được nhiều lần giặt giũ mà không sợ mất form, đặc biệt là khi chất vải này tiếp xúc với nước, nó sẽ trở nên chắc chắn hơn, giúp kéo dài tuổi thọ của sản phẩm. Quần áo làm từ Cotton cũng dễ làm phẳng bằng việc ủi hoặc đơn giản là treo lên và để khô tự nhiên.
- An toàn cho da và không gây kích ứng: Nhờ thành phần có nguồn gốc tự nhiên, mà chất vải Cotton rất lành tính, không gây kích ứng cho da, phù hợp với nhiều người có làn da nhạy cảm hoặc dễ bị dị ứng. Đây là chất liệu lý tưởng cho trẻ em và những người mắc các bệnh đặc biệt về hô hấp.
- Giữ mùi thơm lâu, hạn chế mùi khó chịu: Vải Cotton có thành phần là chất vải tự nhiên, nên luôn mang lại cảm giác mềm mại, thoáng khí và giúp làn da có thể “hô hấp” tốt hơn. Nhờ vậy mà các chất vải cotton luôn tạo được cảm giác thoải mái cho người mặc và hạn chế được sự tích của vi khuẩn, mùi hôi trên quần áo, giúp chất liệu luôn thơm tho.
- Mềm mại và dễ chịu khi mặc: Một trong điểm nổi bật của chất vải Cotton đấy chính là sự mềm mại mà nó mang lại. Chất liệu này không bó các cơ thể tránh được hiện tượng bí bách và khó chịu, nhờ đó mà vải Cotton thường được sử dụng vào các trang phục thể thao và mặc hàng ngày.
- Khả năng thấm hút tốt: Loại vải này có khả năng thấm hút cực tốt, giúp người mặc cảm giác khô ráo, thoáng mát, đặc biệt vào những ngày nắng nóng.
Với những đặc tính này mà vải Cotton luôn là lựa chọn hàng đầu trong ngành thời trang và dệt may.
2.2. Nhược điểm của vải làm từ sợi tự nhiên.
- Dễ nhăn, mất form khi sử dụng trong thời gian dài: Một trong những hạn chế lớn nhất của vải Cotton là dễ bị nhăn, mặc dù Cotton có độ bền cao và giặt nhiều lần cũng ít bị mất form, tuy nhiên vì chất vải không có tính đàn hồi cao, nên khi sử dụng trong thời gian dài và giặt, vò nhiều lần có thể các nếp nhăn sẽ xuất hiện một cách rõ rệt. Điều này có thể khiến trang phục không được chỉnh chu nếu không được ủi và bảo quản đúng cách.
- Dễ co rút khi tiếp xúc với nước nóng: Một đặc điểm của các chất vải tự nhiên là có thể bị co lại khi giặt nước nóng. Do cấu trúc của chất liệu này có tính thấm hút cao, nên khi tiếp xúc với nhiệt độ cao, sợi bông có xu hướng bị co lại, làm giảm kích thước của sản phẩm. Điều này đặc biệt dễ xảy ra với chất vải 100% Cotton.
- Giá thành cao hơn so với vải tổng hợp: So với các loại vải nhân tạo như Polyester, vải Cotton nguyên chất thường có giá thành cao hơn do quá trình sản xuất đòi hỏi có nhiều công đoạn và sử dụng nhiều nguyên liệu tự nhiên hơn.
Mặc dù tồn tại 1 số nhược điểm trên nhưng dựa vào những ưu điểm vượt trội của mình mà vải Cotton vẫn là một trong những chất liệu phổ biến và ưa chuộng trong ngành may mặc.
3. Các loại chất liệu Cotton phổ biến.
Dựa trên thành phần sợi, quy trình sản xuất và đặc tính vật lý, mà vải Cotton được chia ra thành rất nhiều loại khác nhau nhằm đáp ứng nhiều nhu cầu khác nhau của người sử dụng. Mỗi loại đều có những ưu và nhược điểm riêng, hãy cùng Gildas Lemé khám phá nhé!
3.1. Cotton 100%
Là chất vải được dệt hoàn toàn từ sợi bông tự nhiên và không pha trộn với bất kỳ loại sợi nào khác. Đặc tính của chất vải này có thể kể đến như Khả năng thấm hút tốt, mềm mại, thoáng khí, an toàn cho da, tuy nhiên nó lại dễ nhăn và giá thành cao.
3.2. Cotton Pha
Với việc vải cotton tự nhiên vẫn tồn tại những nhược điểm nhất định vì thế mà chất vải Cotton pha ra đời để khắc phục các nhược điểm trên. Một số vải được pha trộn cùng với sợi Cotton như:
3.2.1. Cotton CVC
Chất liệu Cotton CVC
- Thành phần: chứa 60 – 80% là Cotton phần còn lại là polyester
- Ưu điểm: Giữ được sự mềm mại, thoáng mát của chất vải Cotton nhưng được bổ xung thêm khả năng chống nhăn và bền bỉ là đặc tính nổi bật của sợi Polyester
- Ứng dụng: được sử dụng nhiều trong sản xuất quần áo mặc thường ngày, đồng phục hoặc chăn ga gối vì có độ bền cao nhưng vẫn đảm bảo được sự thoải mái
3.2.2. Cotton TC ( Tixi Cotton )
Sợi Cotton Tixi
- Thành phần: cũng là sự pha trộn giữa Polyester và Cotton như chất vải CVC, nhưng tỉ lệ lúc này là 35% Cotton và 65% poly
- Ưu điểm: chất vải ít nhăn, bền và giá thành rẻ hơn chất liệu Cotton CVC và Cotton 100%
- Nhược điểm: Giảm khả năng thấm hút mồ hôi
- Ứng dụng: được sử dụng nhiều trong may mặc phổ thông, quần áo đồng phục, vỏ gối và rèm cửa,…
3.2.3. Cotton PE
- Thành phần: chủ yếu sẽ là Polyester, tỉ lệ Cotton chỉ chiếm khoảng 5-10%
- Ưu điểm: giá thành rẻ, độ bền cao, ít nhăn, và ít co rút khi giặt
- Nhược điểm: khả năng thấm hút mồ hôi kém, mặc lâu sẽ dễ gây cảm giác bị bí bách
- Ứng dụng: được sử dụng nhiều để làm Túi xách, rèm cửa, bọc ghế,…
3.3. Cotton hữu cơ
Vải Bông hữu cơ
- Vải Cotton hữu cơ ( Organic Cotton ) là loại cotton được trồng theo phương pháp tự nhiên, không sử dụng chất hoá học, thuốc trừ sâu để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người tiêu dùng.
- Ưu điểm: Thân thiện với môi trường, an toàn cho da
- Nhược điểm: Giá thành cao
- Ứng dụng: được sử dụng nhiều cho quần áo trẻ em, đồ lót, đồ ngủ cao cấp và chăn ga gối dành cho người có nhu cầu sử dụng sản phẩm an toàn cho sức khoẻ
3.4. Vải Cotton Satin và Cotton Ai cập
3.4.1. Cotton Satin
Sợi bông dệt theo kiểu Satin
- Thành phần: Cũng là vải 100% Cotton nhưng được dệt theo kiểu Satin, giúp vải có bề mặt bóng mượt và sang trọng hơn
- Đặc điểm:
- Bề mặt vải trơn mịn, mềm mại, có độ bóng nhẹ
- Ít nhăn nhờ kỹ thuật dệt đặc biệt
- Độ bền cao, thích hợp để sử dụng trong các sản phẩm cao cấp
- Ứng dụng: Chủ yếu dùng để may chăn ga gối đệm cao cấp, áo sơ mi sang trọng và trang phục thời trang cao cấp,
3.4.2. Cotton Ai Cập
- Thành phần: 100% sợi bông Ai Cập, có đặc điểm là. sợi bông dài hơn so với sợi thông thường
- Đặc điểm:
- Sợi bông dài giúp vải mềm mại, mượt mà và có độ bền vượt trội
- Khả năng hút ẩm tốt, mang lại cảm giác thoải mái cho người mặc
- Giá thành cao nhất trong các loại cotton do nguồn gốc quý hiếm và có quy trình sản xuất khắt khe
- Ứng dụng: nhiều và ga gối đệm cao cấp, quần áo thời trang sang trọng và các sản phẩm dệt may đòi hỏi chất lượng hoàn hảo
4 Ứng dụng của vải được làm từ sợi Cotton trong đời sống.
4.1. Ngành thời trang
Vải Cotton là một trong những chất liệu quan trọng trong ngành này nhờ đặc tính mềm mại, thoáng khí và thấm hút tốt bởi thế mà các sản phẩm từ. vải Cotton không chỉ mang lại sự thoải mái khi mặc mà còn đa dạng về thiết kế, phù hợp với nhiều phong cách khác nhau.
Ứng dụng vào sản xuất áo thun
- Áo thun, quần áo trẻ em, đồ lót: nhờ vào đặc tính mềm mại và an toàn với làn da, mà Cotton là lựa chọn lý tưởng cho trẻ em và để làm đồ lót, giúp bảo vệ làn da nhạy cảm và mang lại cảm giác dễ chịu khi sử dụng.
- Váy, quần jean, áo sơ mi có pha cotton: Những sản phẩm này kết hợp giữa sự bền bỉ của các loại khác nhau với sự thoải mái của chất vải Cotton, tạo nên trang phục vừa thời trang vừa tiện dụng.
- Đồng phục, quần áo thể thao: Chất vải Cotton giúp quần áo thể thao trở nên thoáng khí và thấm hút mồ hôi tốt, tạo cảm giác thoải mái khi vận động.
4.2. Ngành nội thất
Vải cotton cũng được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực nội thất nhờ vào khả năng tạo sự thoáng mát và ấm cúng giúp không gian trở nên dễ chịu hơn.
- Chăn ga gối đệm: Sự mềm mại và khả năng thấm hút tốt giúp tạo nên giấc ngủ thoải mái với mọi điều kiện thời tiết.
Chăn ga gối đệm được làm bằng chất liệu vải bông tự nhiên
- Rèm cửa, khăn tắm, vỏ gối: Cotton giúp các sản phẩm nội thất không chỉ bền đẹp mà còn dễ vệ sinh, thân thiện với môi trường và an toàn cho sức khỏe.
4.3. Ngành y tế và công nghiệp.
Ngoài thời trang và nội thất thì ngành y tế và công nghiệp cũng vô cùng quan trọng nhờ vào tính chất an toàn và thân thiện với môi trường.
- Khẩu trang: được sử dụng rộng rãi để bảo vệ sức khoẻ, giúp hạn chế bụi bẩn vi khuẩn mà vẫn đảm bảo được độ thoáng khí.
- Băng gạc y tế: Cotton có độ thấm hút tốt, không gây kích ứng da, phù hợp để làm băng gạc trong các cơ sở y tế
- Túi xách: ngày càng được ưa chuộng để thay thế túi nylon giảm thiểu chất liệu nhựa, góp phần bảo vệ môi trường
Túi được làm vải bông tự nhiên
Nhờ tính ứng dụng cao và sự tiện lợi, vải Cotton ngày càng được ưa chuộng và trở thành chất liệu không thể thiếu trong nhiều lĩnh vực
5 Cách bảo quản sản phẩm làm từ vải bông tự nhiên đúng cách.
Vải Cotton có độ bền cao, nhưng nếu không bảo quản đúng cách sợi vải có thể bị có rút, mất form hoặc phai màu theo thời gian. Để giữ cho sản phẩm cotton luôn bền đẹp bạn nên sử dụng các cách bảo quản vải cotton sau:
Cách bảo quản sản phẩm
- Giặt bằng nước lạnh hoặc nước ấm dưới 40oC: Vải Cotton dễ bị co rút nếu giặt bằng nước quá nóng. Do đó bạn nên sử dụng nước lạnh hoặc nước ấm dưới 40°C để giữ nguyên kích thước và độ mềm mại của vải. Đồng thời chọn các loại bột giặt nhẹ nhàng không chưa chất tẩy mạnh làm phai màu vải.
- Không vắt quá mạnh, tránh làm mất form: Ngay sau khi giặt, bạn nên vắt nhẹ để loại bỏ nước, tránh vắt quá mạnh vì có thể khiến sợi vải bị giãn hoặc mất đi hình dáng ban đầu. Nếu giặt mấy thì hãy chọn chế độ giặt và vắt nhẹ để bảo vệ kết cấu sợi vải.
- Ủi ở nhiệt độ 150-180oC: Vải cotton dễ nhăn, nhưng khi ủi, bạn cần điều chỉnh nhiệt độ thích hợp, là nếu có thể vẫn nên ưu tiên sử dụng bàn ủi hơi nước để làm phẳng vải mà không ảnh hưởng đến kết cấu sợi vải. Tránh ủi trực tiếp lên bề mặt in hoặc hoạ tiết để tránh tình trạng bị bong tróc.
- Cất ở nơi khô ráo, tránh ẩm mốc: Khi không sử dụng nên cất vào tủ quần áo, khô ráo và thoáng mát. Tránh để ở những nơi ẩm thấp vì dễ gây mốc làm giảm tuổi thọ của sản phẩm, bên cạnh đó bạn cũng có thể sử dụng túi hút ẩm và treo sản phẩm để giữ form dáng.
6. Câu Hỏi Thường Gặp (FAQs)
1. Vải cotton có bị xù lông không?
👉 Có, nhưng chỉ xảy ra ở loại cotton pha hoặc chất lượng thấp.
2. Vải cotton có bị nhăn không?
👉 Có, đặc biệt là cotton 100%.
3. Làm sao để nhận biết vải cotton 100%?
👉 Dùng phương pháp đốt sợi vải: Cotton cháy có mùi giấy, tro mịn.
7. Kết Luận
Vải Cotton là chất vải được dệt từ sợi bông tự nhiên và là chất vải được sử dụng phổ biến và ưa chuộng không chỉ ở trong ngành thời trang mà còn được sử dụng nhiều trong cuộc sống hàng ngày như trang trí nội thất và y tế,…. Nhờ vào tính năng mềm mại, thấm hút tốt và thoáng khí giúp tạo cảm giác dễ chịu cho người mặc. Bên cạnh đó nếu muốn bảo quản sản phẩm là từ Vải Cotton được lâu và bền thì phải giặt và bảo quản thật đúng cách.