FREESHIP VỚI ĐƠN HÀNG TỪ 2.000.000
Vải Viscose Là Gì? Đặc Điểm, Ứng Dụng Và Cách Bảo Quản Chuẩn Nhất

Vải Viscose Là Gì? Đặc Điểm, Ứng Dụng Và Cách Bảo Quản Chuẩn Nhất

admin@gildasleme.com
Th 6 28/03/2025 13 phút đọc
Nội dung bài viết

Vải Viscose - chất liệu cho xem là "ngôi sao" với tính linh hoạt và ưu điểm vượt trội. Những sản phẩm từ vải Viscose không chỉ có được nhiều sự ưa thích từ người tiêu dùng mà luôn dẫn đầu xu hướng thời trang. Vậy Viscose là vải gì và tại sao nó được yêu thích đến vậy? Hãy cùng Gildas Lemé tìm hiểu trong bài viết này!

1. Vải Viscose Là Gì?

Vải Viscose hay còn gọi được biết đến là sợi vải lụa tổng hợp, được tạo ra từ Cellulose tự nhiên có người gốc từ bột gỗ của cây sồi, thông, bạch đàn và cũng có thể từ cây tre. Trước khi được đưa vào sử dụng, sợi Viscose phải qua quá trình xử lý để loại bỏ các tạp chất phụ gia, đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng. 

Vải sợi viscose

Vải Viscose là gì? 

Về bản chất, Viscose là một dạng của Rayon, một nhóm sợi tổng hợp được tạo ra từ Cellulose, Vì thế Viscose còn được gọi là Rayon Viscose. Bên cạnh đó nhờ vào chất vải bền bỉ và thoáng mát, tuy nhiên lại có giá thành rẻ hơn, nên vải Viscose thường được xem là sự thay thế hoàn hảo cho CottonPolyester, và được sử dụng nhiều không chỉ trong sản xuất quần áo mặc ở nhà, sơ mi hay váy,... mà còn được sử dụng để làm khăn trải bàn. Ngoài ra loại vải này còn được ứng dụng vào sản xuất giấy bóng kính, băng dính,...và nhiều ứng dụng khác. 

1.1 Lịch sử hình thành và phát triển.

Vào những năm cuối thể ký 19, tại Châu Ấu với việc giá thành của tơ tằm vô cùng đắt đỏ đã đặt ra bài toán khó là làm như thế nào để tạo ra những chất liệu có đặc tính tương tự nhưng giá thành phải rẻ hơn và dễ tiếp cận với nhiều người dùng hơn. Chính điều đó đã thúc đẩy nhà khoa học người Anh Charles Frederick Cross và Edward John Bevan nghiên cứu và phát minh ra sợi Viscose vào năm 1883 vó kết cầu mềm mại và óng anh như lụa tơ tằm. 

nhà phát minh ra sợi vải Viscose

Nhà khoa học phát minh ra sợi Viscose

Sau đó vào đầu thể ký 20, chất vải Viscose Rayon đã được sản xuất thương mại hoá với số lượng lớn, và cho đến ngày nay thì đây là một trong những loại vải phổ biến nhất trên thế giới, đặc biệt trong ngành thời trang và dệt may.

1.2 Các thuật ngữ liên quan

• Sợi viscose: Sợi được kéo từ dung dịch viscose, được chiết xuất từ Cellulose tự nhiên, là thành phần chính trong vải viscose.

• Viscose Rayon: Một dạng rayon được sản xuất theo quy trình viscose, có đặc tính mêm mượt, bóng nhẹ gần giống với lụa tự nhiên nhưng có giá thành rẻ hơn. 

• Sợi Visco: Tên gọi khác của sợi viscose, thường được dùng trong ngành dệt may.

• Vải Rayon: Thuật ngữ chung để chỉ các loại vải có nguồn gốc từ cellulose, trong đó có Viscose, Modal Lyocell

2. Quy Trình Sản Xuất Vải Viscose

Việc sản xuất vải Viscose để có giá thành thấp hơn so với CottonPolyester không có nghĩa là quy trình tạo ra sợi vải này là dễ dàng. Để tạo ra Viscose là một quá trình phức tạp kết hợp giữa công nghệ dệt may và sử lý hoá học để chuyển đổi từ Cellulose tự nhiên thành sợi tổng hợp. Dưới đây là các bước chính trong quy trình sản xuất vải Viscose. 

cấu trúc sợi viscose

Cấu trúc sợi Viscose

Bước 1: Chiết xuất Cellulose

Cellulose là thành phần chính để sản xuất vải Viscose và nó được chiết xuất từ các loại bộ gỗ. Nhưng để thu được các loại bột gỗ này nhà máy cũng cần tiến hành như sau: 

  • Thu hoạch và sơ chế các loại cây gỗ, chặt nhỏ và xử lý loại bỏ tạp chất.
  • Nghiền thành bột mịn giúp dễ dàng hoà toàn cho các bước tiếp theo 
  • Loại bỏ các tập chất còn sót lại, và chỉ giữ lại cellulose tinh khiết. 

Bước 2: Hoà toan Cellulose: 

Bột gỗ sau khi tinh chế sẽ được cho hoà tan vào dung dịch Sodium Hydroxide ( NaOH ) để tạo thành một hỗn hợp có độ nhớt cao, được gọi là dung dịch nhớt ( Viscous Solution ) 

Bước 3 Xử lý hoá học: 

Dung dịch nhớt được tạo thành ở bước 2 sẽ tiếp tục được xử lý bằng Cacbon Disulfide ( CS2 ) để tạo thành Xanthate Cellulose 

Bước 4: Kéo sợi:

Dung dịch Viscose được bơm qua máy kéo sợi, sẽ phải đi qua các lỗ nhỏ của đầu phun và rơi vào bể chưa Axit Sulfuric ( H2SO4 ), việc cho vào bể chứa Axit sẽ giúp cho Cellulose kết tủa và hình thành các sợi Viscose chắc chắn và mềm mại, tuy nhiên các sợi này sau đó sẽ được kéo dài và làm mỏng đến một độ dài quyết định trước khi vào bước cuối cùng. 

kéo sợi vải Viscose

Máy kéo sợi vải Viscose

Bước 5: Rửa sạch và xử lý hoàn thiện 

Sau khi kéo sợi đến một độ dài nhất định để tạo ra độ mỏng như mong muốn thì ở bước này sẽ làm sạch và loại bỏ các tạp chất còn sót lại bằng việc: 

  • Rửa sạch: bằng nước và dung dịch trung hoà để loại bỏ các hoá chất còn dư. 
  • Tẩy trắng: để làm sáng sợi vải, tạo điều kiện tốt nhất cho quá trình nhuộm màu. 
  • Nhuộm màu: theo yêu cầu của nhà sản xuất. 
  • Sấy khô và xử lý hoàn thiện: để tạo ra độ bền màu, chống nhăn cho sợi Viscose. 

3. Đặc Điểm Của Vải Viscose

Vải Viscose là một tron những chất liệu được sử dụng phổ biến hiện nay nhờ vào sự kết hợp giữa tính thẩm mỹ cao và độ thoải mái khi mặc. Dưới đây là những đặc điểm chi tiết của loại vải này, bao gồm cả ưu điểm và nhược điểm. 

3.1. Ưu điểm

Mềm mại, mịn màng: Đó là một trong những lý do chính giúp vải Viscose được ưa chuộng, khi chạm vào có thể cảm nhận được sự bồng bềnh và nhẹ nhạng giống như lụa, điều đó tạo nên một cảm giác thoải mái khi mặc. 

độ mềm mại của vải Viscose

Độ mềm mại của Viscose

Thoáng khí, thấm hút tốt: Vải Visco có khả năng thấm hút và thoáng khí cao hơn so với Polyester, giúp điều hà nhiệt độ cơ thể, phù hợp với thời tiết nóng ẩm như ở Việt Nam. 

Ít bám bẩn, dễ làm sạch: Vì là loại vải tổng hợp nên chất vải này có khả năng chống bám bẩn tốt hơn so với nhiều chất vải tự nhiên khác. Nhờ cấu trúc sợi đặc biệt mà các vết bẩn khó có thể thấm sâu vào bên trong, giúp việc giặt quần áo cũng dễ dàng hơn.

Thân thiện với môi trường: Chất vải tổng hợp mà lại thân thiện môi trường? Do Viscose có nguồn gốc từ Cellulose tự nhiên nên có khả năng phân huỷ sinh học trong điều kiện tự nhiên. Điều này là lý do mà các thương hiệu thời trang bền vững lựa chọn Visco để thay thế cho PolyesterNylon. 

3.2. Nhược điểm

Dễ nhăn: Do có nguồn gốc từ tự nhiên mà vải Viscose sẽ có xu hướng dễ nhăn hơn so với các loại vải tổng hợp khác. Điều này có thể sẽ gây bất tiện khi bạn cần ủi thường xuyên nếu muốn giữ trang phục luôn phẳng phiu. 

độ nhăn của viscose khi gặp nước

Độ nhăn của vải Viscose khi gặp nước 

Nhạy cảm với nước: Một hạn chế lớn của Viscose là khi gặp nước, sợi vải có thể trở nên yếu và dễ bị co rút hoặc bị bai dão nếu như giặt không đúng cách.  

Dễ bám mùi: Mặc dù có khả năng thấm hút tốt, nhưng đó cũng chính là nhược điểm khi Visco cũng có thể hấp thụ mùi nhanh hơn so với Cotton hay Poly, Điều này có thể khiến nó có thể bị ám mùi mồ hôi hoặc các mùi bền ngoài. 

4. Ứng Dụng Của Vải Viscose

Nhờ vào việc vải Viscose có giá thành rẻ và có nhiều đặc điểm tượng trưng như vải lụa mà ngày nay không chỉ được ứng dụng nhiều vào ngành thời trang mà còn được ứng dụng vào nhiều ngành khác như nội thất công nghiệp. Dưới đây là các ứng dụng nổi bật của cất vải Viscose. 

4.1 Ngành may mặc 

Với kết cầu vải đặc biệt, mịn màng, thoáng khí và có khả năng thấm hút mà vải Viscose là lựa chọn hàng đầu để sản xuất: 

ứng dụng trong thời trang của vải Viscoseứng dụng của Viscose trong ngành thời trang

  • Áo sơ mi, váy, quần: Nhờ vào độ rủ tự nhiên của sợi vải và bề mặc mềm mịn giúp mang lại cảm giác nhẹ nhàng và thanh lịch khi mặc ở môi trường công sở lẫn dạo phố. 
  • Đồ ngủ và đồ lót: Đặc tính chất vải mềm mại và thoáng khí giúp các sản phẩm làm từ vải Viscose là lựa chọn lý tưởng khi mặc và mang lại cảm giác dễ chịu suốt cả ngày. 
  • Trang phục thể thao: thường được sử dụng kết hợp chung với các chất vải khác để tạo nên sản phẩm có độ bền cao và khả năng co giãn tốt. 
  • Trang phục dạ hội, đầm sang trọng: Với độ bóng nhẹ, tự nhiên vải Viscose

4.2 Ngành nội thất.

Nhờ vào chất vải có độ rủ đẹp và bề mặt bóng nhẹ, vải Viscose xuất hiện trong nhiều sản phẩm trang trí nội thất như 

  • Rèm cửa: Với độ rủ tự nhiên và khả năng giữ màu tốt, Visco giúp tạo cảm giác sang trong cho ngồi nhà và ít tốn kém hơn khi lựa chọn vải lụa 
  • Ga trải giường, vỏ gối: tạo cảm giác êm ái và thoáng mát, mang lại giấc ngủ dễ chịu khi ngủ. 
  • Bọc ghế sofa, khăn trải bàn: Sự kết hợp giữa tính thẩm mỹ cao cùng với độ bền tốt của vải Visco giúp chất liệu này trở thành lựa chọn đáng cân nhắc. 

4.3 Ngành công nghiệp

Không chỉ dừng lại ở ngành thời trang và nội thất, nhờ vào sự linh hoạt của sợi vải mà Viscose còn được ứng dụng vào ngành công nghiệp để sản xuất: 

ứng dụng trong công nghiệp của vải Viscoseứng dụng của Viscose trong ngành công nghiệp

  • Khăn giấy: Vải Viscose sau khi xử lý có thể sử dụng làm khăn giấy nhờ vào đặc tính mềm mịn và khả năng thấm hút tốt 
  • Giấy bóng kính: Một ứng dụng đặc biệt của Viscose là có thể sử dụng để làm giấy bóng kính và bao bì thực phẩm. 
  • Găng tay, khẩu trang: với đặc tính an toàn và ít gây kích ứng da, sợi Viscose còn được sử dụng để làm găng tay và khẩu trang.

5. So Sánh Vải Viscose Với Các Loại Vải Khác

Tiêu chí Vải ViscoseCotton Polyester
Đồ mềm mạiCaoTrung BìnhTrung Bình 
Độ thấm hút Cao Cao Thấp 
Độ bền Trung Bình CaoRất cao 
Dễ nhănCó Không Không 
Giá thành Trung Bình Cao Thấp 

6. Cách Bảo Quản Vải Viscose

Vải Viscose có độ mềm mại và khả năng thấm hút tốt nhưng cũng khá nhạy cảm với nước và nhiệt độ cao do tính chất tự nhiên của vải. Vì vậy làm sao để giúp cho vải luôn bền đẹp, bạn cần lưu ý những cách bảo quản sau: 

cách bảo quản vải ViscoseCách bảo quản vải Viscose

  • Giặt tay bằng nước lạnh (<30°C): nhiệt độ cao có thể làm hỏng sợi vải và kết cấu bên trong của vải làm cho sản phẩm dễ co rút và mất đi độ mềm tự nhiên.  để tránh co rút.
  • Sử dụng chế độ giặt nhẹ nếu giặt máy: hạn chế lực vắt mạnh nếu không muốn làm biến dạng sợi vải
  • Phơi nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp: ánh nắng trực tiếp từ mặt trời có thể làm mất màu của vải 
  • Ủi ở nhiệt độ thấp (<110°C): ủi bằng bàn ủi hơi nước hoặc đặt một lớp vải mỏng lên trên để tránh tiếp xúc trực tiếp nhiệt độ nóng tới bề mặt vải. 

7. Câu Hỏi Thường Gặp (FAQs)

1. Vải viscose có tốt không?

Vải viscose là lựa chọn tốt nhờ tính mềm mại, thoáng khí. Tuy nhiên, cần bảo quản cẩn thận để tránh nhăn và co rút.

2. Vải viscose có co rút không?

Có, nếu giặt bằng nước nóng hoặc vắt mạnh.

3. Vải viscose có bền không?

Độ bền trung bình, cao hơn lụa nhưng kém hơn cotton.

4. Vải viscose có thoáng mát không?

Có, nhờ khả năng thấm hút tốt và thoáng khí.

5. Vải viscose phù hợp với thời tiết nào?

Thích hợp với thời tiết nóng ẩm.

Kết Luận

Vải viscose là một lựa chọn lý tưởng cho những ai tìm kiếm sự mềm mại, thoáng khí với giá thành hợp lý. Tuy nhiên, loại vải này cần được bảo quản cẩn thận để duy trì độ bền. Nếu bạn đang tìm kiếm một loại vải thân thiện với môi trường, có cảm giác như lụa nhưng giá thành hợp lý hơn, thì viscose là sự lựa chọn đáng cân nhắc.

Vải Spandex Là Gì? Đặc Điểm, Ứng Dụng Và Cách Bảo Quản Vải Spandex

Vải Spandex Là Gì? Đặc Điểm, Ứng Dụng Và Cách Bảo Quản Vải Spandex

Th 6 28/03/2025 11 phút đọc

Chất vải Spandex một cái tên chắc hẳn là còn lạ lẩm với rất nhiều người, vì gần như chất liệu này không được nhắc đến... Đọc tiếp

Vải Polyester Là Gì? Đặc Điểm, Ứng Dụng Và Cách Bảo Quản Vải Polyester

Vải Polyester Là Gì? Đặc Điểm, Ứng Dụng Và Cách Bảo Quản Vải Polyester

Th 4 19/03/2025 18 phút đọc

Vải Polyester là một loại vải được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau, và khá phổ biến trên thị trường. Những không... Đọc tiếp

Vải Cotton Là Gì? Đặc Điểm, Ứng Dụng Và Cách Bảo Quản Vải Cotton

Vải Cotton Là Gì? Đặc Điểm, Ứng Dụng Và Cách Bảo Quản Vải Cotton

Th 4 19/03/2025 24 phút đọc

Vải Bông hay còn gọi là Vải Cotton, là một trong những loại vải phổ biến và được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau... Đọc tiếp

Vải BamBoo Là Gì? Đặc Điểm, Ứng Dụng Và Cách Bảo Quản Vải Bamboo

Vải BamBoo Là Gì? Đặc Điểm, Ứng Dụng Và Cách Bảo Quản Vải Bamboo

Th 6 14/03/2025 22 phút đọc

Tre một biểu tượng cho làng quê Việt Nam, không chỉ mang ý nghĩa văn hoá mà còn gắn liền với đời sống của con người,... Đọc tiếp

Nội dung bài viết